Cách Cúng Heo Quay Ông Địa, Thần Tài Đúng Chuẩn Tài Lộc

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, Ông Địa và Thần Tài là hai vị thần được thờ cúng phổ biến trong mỗi gia đình, đặc biệt là những gia đình kinh doanh buôn bán. Ông Địa được coi là vị thần bảo vệ đất đai, mang lại sự an lành, còn Thần Tài là vị thần của tài lộc, giúp gia chủ phát triển kinh doanh, tiền tài dồi dào. Việc cúng heo quay cho Ông Địa Thần Tài là nghi thức quan trọng nhằm cầu xin sự phù hộ, đem lại may mắn và tài lộc. Vậy cúng heo quay Ông Địa Thần Tài thế nào cho đúng chuẩn? Hãy cùng Heo Quay Hồng Yến tìm hiểu chi tiết nhé.

1. Hướng dẫn cúng heo quay ông Địa, thần Tài

1.1 Chuẩn bị trước khi cúng heo quay Ông Địa Thần Tài

Theo như chuyên gia văn hóa Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh) việc thờ cúng, lễ bái các vị thần là một nghi lễ linh thiêng, phải thành kính, trang trọng và đầy đủ các lễ nghi. Đặc biệt, ông địa và thần tài đều là những vị thần ưa thích sự sạch sẽ và ngăn nắp, do đó trước khi cúng heo quay ông địa, thần tài cần vệ sinh bàn thờ sạch sẽ. Các loại đồ cúng nên được lựa chọn kỹ lưỡng, trái cây phải tươi, heo quay da giòn bắt mắt, gà luộc nguyên con vàng óng, hoa tươi nguyên bó … để thể hiện lòng thánh kính với hai vị thần.

Sắp xếp tất cả các lễ vật, đồ cúng như nhang đèn, hoa quả, giấy nến một cách gọn gàng, ngay ngắn trước bàn thờ. Tuy không cần quá cầu kỳ nhưng tất cả các món ăn như heo quay, gà luộc nên được bày biện một các chỉnh chu, sạch sẽ. Tiếp đến, kiểm tra lại văn khấn xem đã đúng chưa, tránh trường hợp nhầm bài văn khấn. Canh thời gian chuẩn xác vào khung giờ đẹp nhất trong ngày từ 7-9h sáng (giờ thìn) để cúng ông địa, thần tài.

1.2 Cách cúng heo quay cho Ông Địa Thần Tài

Mâm đồ cúng của mỗi vùng miền Bắc Trung Nam sẽ có những khác biệt riêng. Tuy nhiên, mâm cúng vào những dịp đặc biệt như ngày vía Thần Tài, ngày rằm tháng 7 hoặc mùng 10 âm lịch thường có những lễ vật cơ bản theo truyền thống. Quan trọng nhất là, các lễ vật dâng cúng phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh đạt đủ yêu cầu về cả thẩm mỹ lẫn hương vị.

Khi đã lựa chọn cúng heo quay cho ông địa, thần tài, phải chọn heo quay có màu đỏ óng ánh, lớp da giòn bắt mắt, heo quay đều, không bị cháy xém, nổ rạn da. Nếu chọn heo ở những tiệm bán heo quay sẵn cần quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và hương vị của heo quay. Da heo có độ căng giòn, chín đều, thấm gia vị, tuyệt đối không được dùng heo chưa chín. Nếu tự quay heo tại nhà, nên chọn heo thả vườn còn sống, khỏe mạnh, không nên chọn heo đông lạnh hoặc heo đã cũ. Nên trang trí thêm một vài bông hoa, dây ruy băng hay giấy đỏ để thêm phần đẹp mắt.

Cúng heo quay ông địa quay hướng nào? Theo tập tục từ xưa đến nay, khi cúng heo quay thì bạn nên quay đầu heo ra bên ngoài cửa chính, còn gà thì quay vào nhà để tài lộc hưng thịnh và an khang.

1.3 Một số lưu ý về heo quay cúng Ông Địa

Hình ảnh những chú heo to tròn được ví như biểu tượng của thịnh vượng, tài lộc, mang ý nghĩa may mắn, ấm no. Vì thế nên heo quay luôn được chọn là một trong những là món lễ vật thiêng liêng có trên mâm cúng của người Việt Nam.

Có 4 loại heo quay cúng ông địa thường thấy: heo quay miếng, heo sữa quayheo quay nguyên con lớn, đầu heo quay.
Ngoài những lưu ý về an toàn vệ sinh thức phẩm, hương vị và hình thức của heo quay cúng. Cần lưu ý thêm về độ chín của heo quay, tuyệt đối không được cúng heo sống, chưa chín hẳn. Phải bày heo quay cúng lên mâm, đặt chắc chắn, không bị méo, lệch. Heo quay nguyên con cần phải làm sạch ruột hoàn toàn, nằm sấp vững vàng, bốn chân duỗi thẳng, đầu heo hướng về phía trước.

Theo nhiều quan niệm xa xưa, thịt vịt mang nhiều ý nghĩa xui xẻo, không may mắn nên trên các mâm cúng, vịt quay rất ít khi được xuất hiện. Việc này chỉ được truyền miệng từ xưa nên thực chất chưa có căn cứ chính xác và hiện nay, vịt quay cũng là một đồ cúng không thể trong các dịp lễ đặc biệt.

Ở một số vùng, vịt quay vẫn được sử dụng trong các mâm cúng các vị thần, cúng tất niên, khai trương, tân gia hay cưới hỏi. Hay vào ngày vía thần tài, mọi người cũng thường đồ xô đi mua thịt vịt quay để giải vận xui. Do đó, tùy vào nguồn tài chính của bản thân hay công ty mà bạn có thể lựa chọn cúng vịt quay cho ông địa, thần tài.

2. Vì sao có tín ngưỡng thờ Ông Địa Thần Tài

Trong suốt chiều dài lịch sử, tục thờ thổ địa ở Nam Bộ đã trải qua nhiều lần thay đổi. Có nhiều người nói, tục thờ ông địa bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng, dân tộc ta chủ yếu dựa vào nông nghiệp, mà đất đai, thời tiết, khí hậu lại ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp, vì lẽ đó mà thổ địa được mọi người sùng kính và tôn thờ.

Người xưa quan niệm rằng, thổ địa là vị thần trông coi đất đai, bảo vệ cho mảnh vườn, nơi ở của mọi nhà. Tượng hay tranh vẽ ông địa thường là một người trung niên mập mạp, bụng bự, miệng cười vui, tay cầm quạt, đầu vấn khăn… trông có vẻ phương phi, hào sảng nhưng mang đầy chất phong thịnh.

Về thần tài, theo tín ngưỡng của người xưa, ông là một vị thần phù hộ tài lộc, may mắn trong làm ăn, buôn bán mang đến của cải và sung túc cho gia đình. Tượng hay tranh vẽ của thần tài thường là một ông cụ râu dài bạc trắng, đầu đội mão, quan phục trang nghiêm, tay cầm thỏi vàng.

Dù ông địa và thần tài đều mang những hình tượng khác nhau nhưng cả hai vẫn liên quan đến yếu tố tâm linh giúp cho việc kinh doanh, buôn bán trở nên phát đạt nên mọi người thường lập bàn thờ chung cả thổ địa và thần tài.

Heo quay cúng Ông Địa có nhiều kích cỡ phù hợp với nhu cầu của gia đình

3. Cúng trà, bánh trái cây cho ông Địa Thần tài có được hay không?

Trừ những ngày lễ lớn như ngày vía thần tài, ngày rằm hàng tháng, ngày rằm tháng 7 ngày mùng 1, ngày mùng 10 tháng giêng phải cúng đặc biệt các lễ mặn. Hằng ngày, chúng ta vẫn có thể cúng trà, bánh trái cây cho ông địa, thần tài. Tuy nhiên, nếu điều kiện kinh tế không cho phép nhưng bạn vẫn muốn cúng thì vẫn có thể lựa chọn những loại trà bánh, trái cây đặc biệt để thờ cúng. Điều quan trọng nhất chính là thành tâm thờ cúng thì bạn sẽ được chứng giám.

Một vài năm trở lại đây, trên thị trường nổi lên rất nhiều loại bánh kẹo đặc biệt với hình dáng và kích thước độc đáo. Như bánh dẻo hình thỏi vàng, bánh bao hình túi tiền, bánh nướng mèo thần tài vô cùng đặc sắc. Bạn có thể bổ sung vào mâm đồ cúng của gia đình, không gò bó nhất định phải cúng đồ mặn.

Cùng với sự hội nhập và giao thoa văn hóa nước ngoài, rất nhiều phong tục và lễ nghi đã trở nên mai một dần theo thời gian. Hi vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích giúp bạn có thể chuẩn bị một mâm heo quay cúng ông địa, thần tài chỉnh chu nhất.

Ngày nay, việc cúng heo quay thổ địa, thần tài đã trở nên rất phổ biến, chính vì vậy mà việc đặt heo quay cúng đã trở thành nhu cầu thiết yếu khiến nhiều người quan tâm. Nhưng đặt heo quay cúng ở đâu uy tín, giá rẻ mà vẫn chất lượng? Đến ngay Heo quay Hồng Yến để cảm nhận sự uy tín và chất lượng của thịt heo quay ngon!

Bài viết liên quan

HEO QUAY CÚNG LỄ CƯỚI HỎI HỒNG YẾN   Bạn đang phân vân chưa biết chọn nơi để đặt Heo […]

Cùng truy tìm nơi bán heo quay ngon tại Hồ Chí Minh Heo quay không chỉ là món ăn phổ […]

Lễ cúng tổ ngành sân khấu là một phần quan trọng trong văn hóa nghệ thuật của Việt Nam. Đây […]

Heo quay từ lâu đã trở thành một món ăn truyền thống quen thuộc và được ưa chuộng trong nhiều […]

Trong truyền thống của người Việt, lễ cúng tổ ngành là một nghi thức quan trọng nhằm tôn vinh và […]

Bạn có biết rằng heo quay là một món ăn không thể thiếu trong lễ cúng động thổ của người […]

Mâm cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì và lưu ý những điều gì để đạt được như […]

Nghi thức cúng heo quay đã có từ lâu đời và dần trở thành một nét văn hóa đặc trưng […]

Khai trương là một trong những sự kiện quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp, cửa hàng hay […]

Lễ cúng tất niên là một trong những nghi lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam, đánh dấu sự […]

Trong các nghi lễ cưới hỏi truyền thống của người Việt, heo quay là một trong những lễ vật không […]

Lễ thôi nôi là một trong những nghi lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam, đánh dấu cột mốc […]

Lên đầu trang

Thông tin đặt sản phẩm